Tuesday, August 11, 2009
Comment on Blog Giáp Văn: Hạ tầng tư duy và phát triển đất nước
Theo tôi hiểu, khái niệm "hạ tầng tư duy" được anh đưa ra với mong muốn tìm kiếm một thiết chế (institution) mới tạo điều kiện cho sự phát triển của tri thức phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.Tôi thấy cần phải phân biệt giữa hai khái niệm tư duy (mentality) và tri thức (knowledge, thought).Tư duy bản thân nó mang đậm tính cá nhân, bao gồm trí lực và bối cảnh văn hóa-xã hội cá nhân sinh trưởng; trong khi tri thức là tập hợp của nhiều tư duy khác nhau trong suy nghĩ có thể của một cá nhân hoặc của một nhóm hay một cộng đồng các cá nhân. Tư duy được hình thành và phát triển trong cơ sở hạ tầng của nó là bộ óc thông qua quá trình tích lũy thông tin và hình thành năng lực phân tích và tổng hợp, chế biến thông tin trong đó thông tin chủ yếu xuất phát từ môi trường cá nhân sinh sống, học tập và làm việc; và như thế tư duy luôn thuộc về và được nhận biết bởi cá nhân sở hữu nó. Đối với tri thức được hình thành từ quá trình tương tác giữa nhiều tư duy khác nhau, và chỉ được nhận biệt trong mối tương quan giữa các tư duy của các cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng (ở đây, luật bản quyền nhấn mạnh vào yếu tố chủ sở hữu của sản phẩm tri thức, intellectual rights, chứ không phải sản phẩm tư duy như anh nói tới trong phần về yếu tố cơ chế pháp lý hỗ trợ). Trong thực tế, chúng ta vẫn thường nói: một người có tư duy toán học, tư duy phản biện, lối nghĩ của một nhà nghiên cứu; và khi người đó hoàn thành một bài viết đưa ra trước cộng đồng (có thể là khoa học hoặc xã hội) thì mọi người nhắc tới bài viết đó là một sản phẩm tri thức của người đó đóng góp vào một hệ thống tri thức nhất định có liên quan, ví dụ như học thuyết tiến hóa, trường phái cấu trúc luận. Nói cách khác, “kiểu/lối tư duy” bản thân nó chỉ là tế bào hình thành nên [hệ thống] tri thức, và để có tư cách là một thiết chế thì chúng ta phải xem xét hạ tầng tri thức thay vì hạ tầng tư duy. Điều này cũng tương tự như việc xem xét gia đình với tư cách là một thiết chế cơ bản chứ không phải là mỗi thành viên của gia đình.Theo đó, tôi trong khi đồng ý với anh rằng “Đất nước chỉ trưởng thành khi có tư duy độc lập, phong phú và sáng tạo,” tôi thiết nghĩ cái chúng ta phải có không phải là “hạ tầng tư duy” mà là “hạ tầng tri thức” “vững chắc, lành mạnh, cởi mở và thông thoáng làm nền tảng” như anh khẳng định. Và chỉ với việc thay đổi khái niệm từ hạ tầng tư duy sang hạ tầng tri thức thì sáu yếu tố cầu thành mà anh đưa ra mới trở nên thực sự hợp lý với nội hàm của khái niệm “tư duy” và “tri thức”. Và cũng giống như khái niệm cơ sở hạ tầng, tôi thấy rằng tri thức với tư cách là một hệ thống ở cả cấp độ cá nhân và cộng đồng/quốc gia được cấu thành về cơ bản từ hai cấu phần: cấu phần tạo điều kiện cho việc sáng tạo hay sản sinh tư duy, và cấu phần tạo điều kiện cho việc phân bố và áp dụng sản phẩm tri thức.
Thứ hai, anh dẫn chứng đến "hạ tầng tư duy của dân tộc," được tôi hiểu là Việt nam, mặc dù anh không nêu tên trực tiếp, nhưng anh khẳng định “chúng ta” với tư cách cá nhân anh là một người Việt Nam. Điều cần bàn đến là cái được anh gọi là hạ tầng tư duy của dân tộc ta được anh nhận định “vốn đã manh mún, nghèo nàn và xập xệ lại ngày càng trở nên manh mún, nghèo nàn và xập xệ hơn… dẫn đến việc không tạo ra được … gì đáng kể trong tương quan so sánh với thế giới bên ngoài.” Trong khi đồng ý với việc phê phán những tồn tại gắn với các kiểu tư duy trì trệ của hệ thống tri thức trong nước, cá nhân tôi cho rằng nhận định này là phiến diện và khái quát hóa một cách thiên kiến. Vì sao? Vì cho dù chỉ là tư duy hay tri thức thì việc mặc cho cả một đất nước với 54 dân tộc có phong tục tập quán và lối sống khác nhau một bộ quần áo chung như vậy hiển nhiên là không hợp lý; vì cái được goi là “thế giới bên ngoài” không được làm sáng tỏ để hiểu được thế nào là “đáng kể”; vì “thế giới” nào cũng đều có nền tảng xã hội riêng của nó mà nếu nền tảng đó bị mất đi thì thế giới đó cũng không còn tồn tại; và vì mọi sự so sánh không dựa trên những biến số tương đương và độc lập thì đều trở nên khập khiễng và bao biện. Do đó, rất cần thiết tìm kiếm và phân biệt những “khung mẫu tư duy” tốt và xấu chẳng hạn như chuyên đề “Bàn về thói hư tật xấu của người Việt” trên báo Tiền phong, nhưng hơn thế cần phân tích làm rõ những cội rễ, cơ sở hình thành của chúng – tức là các yếu tố của hạ tầng tri thức; để rồi áp dụng, tăng cường và phổ biến những điều kiện mà dựa vào đó những lối tư duy tốt sẽ được hình thành và phát huy trong khi vẫn không quên cân nhắc tính tương hợp của các chính sách đó với những đặc thù văn hóa – xã hội của từng cộng đồng và người dân.
Mới hôm qua (10.08), báo Thanh niên lại tiếp tục đăng việc một người nông dân nghèo sáng chế thành công máy bơm nước bằng sức gió (http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200933/20090810002500.aspx). Chỉ với thông tin hạn chế góp nhặt từ khi còn được đi học lúc bé cho tới khi đi làm công nhân hầm đèo Hải Vân, nhưng với niềm khát khao và lòng tự tin (mà riêng anh có trong khi những người xung quanh không hiểu lý do anh theo đuổi), người nông dân này đã tự mở đường và phát huy lối tư duy cho riêng mình, độc lập, sáng tạo và tự thích ứng cho sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.
Có thể Việt Nam vẫn còn là một “đât nước vị thành niên” như anh nói, nhưng xã hội với sự phức tạp, phong phú và năng động vốn có của nó sẽ không khi nào “chỉ là tập hợp của những đứa trẻ to xác”. Và những khái niệm “nghèo hèn, lạc hâu” hay “hiện đại, tân tiến và phát triển bền vững” vẫn đang thay đổi nội hàm hàng ngày, tùy theo mục đích của những người đề xướng chúng; trong khi người dân vẫn đang tự thích ứng, học hỏi, sáng tạo trong “không gian tri thức” (knowledge space) ở khắp nơi.
Trên đây là một vài điều chia sẻ nhân dịp anh đang bài viết về hạ tầng tư duy, với tâm huyết gây dựng đất nước giàu đẹp, an bình. Rất mong cũng sẽ nhận được những chia sẻ từ anh và các độc giả khác trong môi trường tri thức hết sức thuận tiện và thân thiện này. Thân ái. TaLong
Monday, August 28, 2006
Continue from TaLong...
A window has been blurred with an unceasing rain
That is listening to so much piled-up sadness…
in deep heart of a young girl.
She sits there, and silently looks at the curtain of rain,
A white-dimmed drape is inundating her vision.
How many times must hide together with the rain,
she doesn’t remember all;
But never be forgettable, her memory lives in a voice choked with sobs,
Does never return her sister, and her ancestor land
that also lost in a rainy night,
As only one simple thing, she lives with the river.
The river has been still lying, under a dull rain;
It silently flows in common with the deep pangs of parting.
Because of its robbed partial bodies, from uncontrolled ambitions;
For the time being all are just in memory, never get back!
But the sun will come back with the river,
And brings who think about Mother river’s giving
birth and a settled position to.
The river still currents, but full of sinewy vitality;
Just remain a sparkle glint from the girl’s soul,
with the river bathed
in radiant sunlight.
Thanks a lot for your attention,
TaLong
Sunday, August 06, 2006
smile or cry, and your position
Dear TaDRIG,
A new week is coming, and we have many thing to keep going, to do, to thought and to share. First of all, take care everyone, please.
Next, this is my idea for this week: smile or cry, and your position. Why I say that?
As you know, smile is very essential for animal and plants, not only for us human beings. You can see that smile from fresh appearance of trees when it have been cared, and with animals (e.g: your pets) as well. And for you and I, we can see our smile much or less. But why, or what is the reason of those smiles? Everyone often say that smile comes from happiness. Sure, it's true. But more than that. Let's see in detail. You smile when you have something that make you feel pleasure highly, and sometimes, simply your smile is shown up in your sympathize with others (That is why many people who never see each other before but offer smile to each other when they see by chance). And more other. So, I would like to say that, smile rises and grows from care and exchange each other, not only in human life, but in natural life. If you bring nature and people life and care, with your respect and sympathize, they will welcome you everytime with smile, and you smile with them in strong happiness, too.
(to be continued...)
Friday, July 28, 2006
Development_Yes or No
Today is Friday, when we will finish temporarily the work-in-week. All us have had a busy week but in effect. Thanks so much for all our effort, and have a nice day.
As you know, everyday we use many many petrol, oil, and electricity as well. There are also many other thing for us to know, to think and to do. And we haven't often got enough time and full interest to know an envident fact that for all our energies, many many big pipeline, large dam building projects have been proposed and conducted that lead to an obvious other fact, how many habitants who live in or along with the project area were affected in many ways, too. Some ought to relocate, some must live in environment affected, and almost are living without sustainable livelihood. Almost don't get adequate and efficient energy and other conditions living, such as fresh water, information, care and education, too. And that fact is still continuing. As you see, almost such projects come from a small number of TNCs (transnational co-oporations) from developed countries funded by a minority of big Banks (international financial institutions_IFIs). Those projects are occuring in all coutries, the developing countries. And they call those are development projects.
Thus, what is development, what is community based project, and how to get a strong law for environment and development, etc. There are still too many such questions needed considering as a prerequisite within our work, and our life.
Environment, human and interests, they are never seperated of any reason.
Sorry for just above short comment. But I allways hope and strongly believe in our efforts for a sound environment as well as a sustaintable development. I am very glad to meet your comments.
Thanks for your attention,
TaLong